[Tài liệu] Thu thập chứng cứ trong Tố tụng dân sự Việt Nam

VBQPPL:
Công việc chính và kỹ năng thực hiện :
Chỉ khi đương sự có yêu cầu (yêu cầu này có thể được thể hiện bằng văn bản riêng, có thể ghi trong bản khai, ghi trong biên bản ghi lời khai, biên bản đối chất và nếu đương sự trực tiếp đến Toà án yêu cầu thì lập biên bản ghi rõ yêu cầu của đương sự), thì Thẩm phán mới tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau:
  • Ghi lời khai của đư­ơng sự trong trường hợp đương sự không thể tự viết được; lấy lời khai của ngư­ời làm chứng, tiến hành đối chất giữa các đương sự với nhau.
 - Việc lấy lời khai của đương sự, lấy lời khai của người làm chứng, đối chất cần thực hiện đúng quy định tại các điều 86, 87 88 của BLTTDS và hướng dẫn tại các mục 2, 3 và 4 phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP.
- Đối với việc lấy lời khai của người làm chứng, nếu xét thấy cần lấy lời khai của người làm chứng bảo đảm cho việc giải quyết vụ việc dân sự được toàn diện, chính xác, công minh, đúng pháp luật thì mặc dù đương sự không có yêu cầu, Thẩm phán vẫn có thể lấy lời khai của người làm chứng.
- Thẩm phán cần cử một thư ký Toà án để giúp việc cho Hội đồng định giá ghi biên bản về việc tiến hành định giá;
- Trong trường hợp có người cản trở việc định giá thì Thẩm phán yêu cầu đại diện Uỷ ban nhân dân hoặc cơ quan, tổ chức có biện pháp can thiệp, hỗ trợ kịp thời. Trong trường hợp cần thiết, Thẩm phán yêu cầu lực lượng Cảnh sát bảo vệ và hỗ trợ tư pháp thuộc Công an nhân dân có thẩm quyền để có các biện pháp can thiệp theo quy định tại Thông tư số 15/2003/TT-BCA(V19).
  • Yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ: Chỉ trong trường hợp đương sự đã áp dụng các biện pháp cần thiết để thu thập chứng cứ mà vẫn không được cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ, thì mới có quyền làm đơn yêu cầu Tòa án tiến hành thu thập chứng cứ.Việc yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức cung cấp chứng cứ phải theo đúng quy định tại Điều 94 BLTTDS và hướng dẫn tại mục 8 phần IV Nghị quyết số 04/2005/NQ-HĐTP.
  • Về uỷ thác thu thập chứng cứ phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 93 BLTTDS
- Trường hợp đương sự hoặc nhân chứng ở quá xa hoặc bị ốm đau; tài sản tranh chấp ở một huyện, tỉnh khác, thì Tòa án đang thụ lý vụ án có thể uỷ thác cho Toà án huyện nơi ở của đương sự, nhân chứng hoặc nơi có tài sản đang tranh chấp lấy lời khai của đương sự, nhân chứng hoặc xem xét tài sản đó;
- Trong quyết định uỷ thác thu thập chứng cứ cần tóm tắt vụ kiện, nêu đầy đủ các câu hỏi cần đặt ra cho đương sự hoặc nhân chứng, hoặc những yêu cầu cụ thể về xem xét tại chỗ tài sản tranh chấp;
- Toà án được uỷ thác thu thập chứng cứ có thể qua lời khai của đương sự, nhân chứng mà thấy cần đặt các câu hỏi khác thì có quyền đặt những câu hỏi cần thiết.
  •     Thẩm phán chỉ có thể tự mình tiến hành một hoặc một số biện pháp thu thập chứng cứ sau đây:
- Lấy lời khai của người làm chứng khi xét thấy cần thiết (khoản 1 Điều 87 BLTTDS);
- Đối chất khi xét thấy có mâu thuẫn trong các lời khai của các đương sự (khoản 1 Điều 88 BLTTDS);
- Định giá tài sản trong trường hợp các bên thỏa thuận mức giá thấp nhằm mục đích trốn thuế hoặc giảm mức đóng án phí (điểm b khoản 1 Điều 92 BLTTDS).
  • Khi đư­ơng sự cung cấp, bổ sung chứng cứ về vụ việc mà họ yêu cầu Toà án giải quyết, Thẩm phán phải lập Biên bản về việc giao nhận chứng cứ với đầy đủ nội dung theo quy định tại khoản 2 điều 84 BLTTDS.
  • Khi yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung chứng cứ cần nêu cụ thể những chứng cứ cần giao nộp bổ sung
Source: Tòa án nhân dân tối cao

Comments

Popular posts from this blog

[Hack crack] Tổng hợp Google Dork

[Security] Internet blackout scheduled in protest of SOPA