[Lượm] Lái xe ô tô số tay như thế nào?

Cơ bản:
1)Nhìn xuống dưới sàn xe phía dưới chân người lái bạn ngồi sẽ thấy 3 cái bàn đạp theo thứ tự từ trái qua phải: clutch - thắng - chân ga
-Clutch: phải đạp sát xuống hết tới sàn xe mỗi lần ta muốn sang từ số này qua số kia, thí dụ từ 1 qua 2, từ 2 qua 3 v.v.
-Thắng: ngừng
-Chân ga: tăng ga tốc độ


2)Cẩn thận nghiên cứu và nhớ thật kỹ vị trí của cái cần sang số bên cạnh tay phải của bạn. Hãy tưởng tượng theo hình chữ H. Cái gạch ngang ở giữa của chữ H là số 0 hay còn gọi là neutral (lắc qua lắc lại thấy nhẹ tênh ở giữa là cài đúng số 0 rồi đó, tập thói quen này luôn tay khi ta đang đậu ở đèn xanh đèn đỏ hoặc chưa muốn cho xe chạy)

Ghi chú: Luôn luôn ghi nhớ kéo thắng tay lên trước khi nổ máy xe và vị trí của xe nằm trên mặt bằng phẳng để bảo đảm sự an toàn.
Sang số và chạy:
1)Bắt đầu dùng chân trái đạp cái clutch xuống hết dưới sàn xe, cùng lúc tay phải lắc qua lắc lại cần sang số ở gạch ngang của chử H. Ta muốn chắc ăn là nó nằm ở vị trí số 0 (chưa cho xe chạy)
2)Vặn chìa khóa xe theo chiều kim đồng hồ để nổ máy xe lên. Khi xe đã nổ máy, nhấp nhấp chút chân ga cho máy nổ đều. Chiếc xe trong lúc này vẫn chưa nhúc nhích tại vì đang cài ở số 0.
3)Chân trái vẫn đè cái clutch sát xuống sàn xe. Chân phải bây giờ bạn hãy chuyển từ chân ga qua và đạp lên bàn thắng, cùng lúc đó thì tay phải kéo thắng tay thả ra. Chiếc xe đã sẵn sàng trong tư thế để chạy tới. Bây giờ thì tay phải gạt cần số lên vào vị trí số 1
4)Chân phải nhấc ra khỏi bàn thắng và chuyển sang rà nhẹ lên chân ga. Cùng lúc chân phải rà nhẹ trên chân ga thì chân trái thả nhẹ clutch lên, thả ít thôi chừng 1/3 khoảng cách của sàn xe. Nếu thả nhanh quá hay thả hết lên cao thì xe sẽ bị giựt và tắt máy. Tới lúc này bạn cảm thấy chiếc xe bắt đầu lăn bánh từ từ rồi. Kế tiếp bạn có thể thả clutch cho nó lên cao hết (vẫn quy luật thả chậm nhẹ nhàng), đồng thời cho thêm chút ga (liếc nhanh thấy kim đồng hồ tốc độ cỡ 10 miles/hour là tới lúc phải sang số kế tiếp là số 2)
-Số 1 - 5-10miles[8-16km]/giờ
-Số 2 - 10-20miles[16-32km]/giờ
-Số 3 - 20-25-30miles[32-40-48km]/giờ
-Số 4 - 30-35-40-45miles[48-56-64-72km]/giờ
-Số 5 - 45miles[72km] trở lên
-Số 0 - bánh xe không lăn bánh (khi ta đậu lại tại đèn xanh đỏ)
-Số de - de ngược lại (chỉ có 1 số)
5)Mỗi lần sang số khác 2,3,4,5 hoặc trở về số 0 hay số de bạn cần phải lập lại những động tác:
-đạp clutch xuống
-thả bàn chân ga ra
-sang số kế tiếp
-nhả clutch ra từ từ
-đạp thêm chút ga
Sang số cho đều và nhuyễn thì xe chạy không bị giựt.


Lưu ý: Bài viết này chỉ nhằm mục đích dành cho những bạn muốn biết thêm một chút khái niệm về lý thuyết lái xe hơi ô tô với số tay trước khi có người kinh nghiệm thật sự hướng dẫn tập lái ở bên ngoài. Không nên và không được tự tập một mình bằng mọi giá bởi vì rất nguy hiểm. Tác giả hoàn toàn không chiụ trách nhiệm dưới mọi hình thức.

Bounus:

Để trở thành một người "đàn ông đích thực" đồng thời cũng muốn mình được bằng anh bằng em, tôi quyết định tham gia một khóa học lái xe lấy bằng B2. Sau khi đăng ký và đóng học phí tôi được nhận một cái "biên lai thu tiền", một quyển sách về luật giao thông đường bộ và 2 cái đĩa CD bao gồm các tài liệu liên quan đến kỳ thi sát hạch sắp tới (tháng 5 mới thi). Sau khi hoàn thành những buổi học về lý thuyết, luật giao thông, tư cách người lái xe,... cuối cùng cũng đến phần học thú vị và quan trọng nhất, đó là... học lái xe. Tham gia khóa học này học viên có thể hoàn toàn tự quyết định thời gian học cho mình, có thể học một thầy một trò một xe hoặc học cùng một số học viên khác, cứ cố gắng hoàn thành 30 giờ học một cách xuất sắc là được. Mặc dù thi lấy bằng B2 (xe từ 9 chỗ trở xuống) nhưng tôi là được "đặc cách" học trên xe dành cho bằng C (12 chỗ), mà xe gì thì cũng là bố con nó cả.


Tôi hí hứng bước vào giờ tập đầu tiên, thầy dạy lái của tôi cũng chỉ trạc tuổi , tức là hơn tôi khoảng 4,5 tuổi. Khi ra đến bãi tập, bài tập trong giờ đầu tiên là làm quen xe, có nghĩa là tất cả những gì căn bản nhất bao gồm cái nào là cái... vô lăng, bật còi, bật xi nhan, bật đèn pha đèn côt như thế nào. Tiếp đến là chỉnh cái gạt nước để đi trời mưa, chỉnh gương trái-phải, chỉnh gương chiếu hậu ra sao, chỉnh ghể để ngồi lái sao cho thuận tiện và thoải mái nhất. Rồi đến các loại chân ga, chân phanh, chân côn (chân này không thấy có ở xe máy ) và cái cần điều chỉnh số. Sau cùng là các điều chỉnh những thứ linh tinh khác như bật đèn, điều hòa, radio,... trong xe. Số của ôtô số sàn không những nhiều hơn trong xe máy (5 so với 4) mà còn được "khuyến mại" thêm "số lùi", tại sao người ta không lắp số lùi cho xe máy nhỉ ? Xe máy đi lùi cũng "lãng mạn" đấy chứ!

Nửa giờ của một giờ đầu tiên, tôi được "tập nguội", tức là tập khi xe chưa nổ máy, bao gồm cách đạp côn bằng chân trái, đạp ga và đạp phanh bằng chân phải, tay trái cầm vô lăng, tay phải rà số (hoàng tráng chưa ). Tiếp theo là "tập nóng" (xe đã nổ máy) với kỹ năng căn bản nhất đó là đi bằng côn (chừa hề dùng đến ga), bài tập đi bằng côn rất quan trọng và bổ trợ cho khá nhiều kỹ năng đi xe sau này. Với bài tập này ta để xe vào số 1 rồi cứa nhấp nhả chân côn cho xe "bò" trên mặt đường, cố gẳng chỉnh vô lăng để xe đi thẳng đường nếu không có chướng ngại vật và đánh hết lái để quay đầu xe rồi lại trả lái khi xe vào đường mới. Côn trong kỹ thuật còn được gọi là "bàn đạp li hợp", hiểu nôm na nó được dùng để "li tán" và "hợp nhất" các bắng răng chuyển động của xe, khi đạp chân côn ta đã nén 4 cái lò xo bên dưới nó lại và chúng tác động lại chân người lái một lực đàn hồi không nhỏ. Thế nên sau khi tập bài này khoảng 45 phút bàn chân tôi tê lại và nhức vô cùng, thầy cho chuyển sang phần tập vào số để đi bằng ga. Do mới học lên tôi liên tục vào "loạn số", muốn vào số thì phải đạp hết côn và phải vào lần lượt từ số 1 đến số 5 theo tốc độ của xe, khi về số thì có thể tùy theo tốc độ mà lựa số muốn về, không nhất thiết phải theo thứ tự giàm dần. Ngoài ra cứ vào được một số thì tôi là cho xe "đánh võng" sang hai bến đường (do cầm vô lăng ko vững nên tay lái bị lắc) . Kết thức một giờ rưỡi đầu tiên "trèo lên xế hộp" nhìn chung tôi thấy rất thú vị khi cho thầy dạy lái được thử khá nhiều "cảm giác mạnh" .

Sang đến giờ tiếp theo tôi vẫn được tập đi bằng côn nhưng lần là đi theo hình chữ chi (đường zích zắc), đi theo đường vuông góc và học cài số lùi để quay đầu xe hay "lùi chuồng". Đây đều là những nội dung quan trọng trong kỳ thi sát hạch lấy bằng nên học viện phải tập thật kỹ và cả buổi hôm đó tôi chỉ tập đi tập lại những nội dung này. Nói chung đây là những nội dung không khó, chỉ cần học viên tập trung là có thể hoàn thành.

Về cơ bản tôi đã nắm được các cách đi trên, đến giờ học thứ 4 tôi quay lại học cách rà số để đi bằng bằng ga. Khoản này tôi đúng là "non tay" khi học hoài mà vẫn "vào loạn số" , nguyên nhân chính của tình trạng này là do tâm lý có phần hơi căng thẳng của người mới học, cộng thêm cảm giác về tốc độ chưa tốt. Khi đi xe máy, ta chỉ cần giảm hết ga là có thể lên hoặc xuống số rất đơn giản mà không cần quan tâm nhiều đến tốc độ của xe. Trong khi lái ôtô, ta phải căn cứ vào tốc độ hiện hành của xe mà vào số hợp lý, tức là khi xe từ trạng thái tĩnh bắt đầu chuyển động thì bắt buộc phải vào số 1, dần dần tăng tốc để xe có đà rồi tăng số đến 5, khi xe giảm tốc độ ta cũng phải lập tức về số tùy theo tốc độ. Nếu không tuân thủ các nguyên tắc này ta sẽ nghe thấy những tiếng động cơ giật "cục cục cục" và sẽ chết máy nếu tiếp tục không vào đúng số. Ngoài ra hiện tượng trên cũng xãy ra nếu ta nhả chân côn nhưng lại không đạp chân ga hay đạp phanh mà không đạp côn. Một điểm khác biệt nữa giữa ôtô và xe máy là ở xe máy các số từ 0 đến 4 thường sắp xếp theo kiểu "round" còn ôtô chủ yếu sắp xếp thành 2 hàng, hàng trên là 1-3-5, hàng dưới là 2-4-L, ở giữa là số 0, (tùy từng xe mà có những kiểu bố trí khác). Muốn thay đổi từ số này sang số khác ta bắt buộc phải có thao tác "về mo" xen kẽ. Do chưa quen với kiểu "số má" này của ôtô nên những người mới học lái như tôi hay "rà loạn số" cũng là điều dễ hiểu.

Hết 7 giờ đầu tiên cuối cùng tôi cũng đã rà số có vẻ "ổn áp", tay lái cũng đỡ "thuốc lắk", thầy cho tôi rời bãi tập chuyển sang đi trên những đường phố ít xe cộ như đường đi Đồ Sơn và Ngã 5-Sân bay Cát Bi. Điều này đồng nghĩa với việc tôi phải tập trung hơn rất nhiều vì giờ đây sẽ ko còn "một mình một đường" như trước. Cần phải nói thêm rằng để bảo đảm an toàn cho mình cũng như những người khác đang tham gia giao thông trên đường ko chỉ tôi phải lái theo sự chỉ dẫn của thầy mà trên xe tập lái còn có một cái phanh phụ, cái này là để dành cho thầy phanh xe lại trước khi có tình huống nguy hiểm xảy ra. Công nhận cảm giác được lái "xế hộp" vô cùng thú vị, cũng xoay đi xoay lại cái vô lăng, cũng bấm còi báo hiệu "ôtô của tui đang đến" hay xin vượt, cũng "xi nhan xi nhê" như ai, khoái thiệt . Chạy xe trên những con đường này chẳng khó lắm vì chúng đã được phân làn rõ ràng, không hỗn tạp như trong phố và chất lượng công trình lại tốt.

Đến giờ thứ 9, tôi học lái xe "vào phố". Kể cũng run vì đường phố Việt Nam nói chung luôn trong tình trạng "mạnh ai nấy đi" và có đủ các loại phương tiện lưu thông trên đường, sơ xẩy là đâm chết người như chơi . Có lẽ vì thế mà đường phố Việt Nam "nổi tiếng" là một trong những nơi nguy hiểm nhất trên thế giới, và như vậy những ai tham gia giao thông ở nước mình đều là những người cực kỳ "dũng cảm". Khác với đi xe máy khi điều khiển ôtô bạn cần phải nhớ những đường nào cấm ôtô và đường nào ko cho phép đỗ ôtô nếu muốn "tránh mặt" các chú công an. Thật sự có ngồi ở vị trí của người lái ôtô tôi mới thấy bản thân mình và nhiều người khác còn rất thiếu ý thức khi tham gia giao thông. Hiện tượng ngang nhiên tạt qua đầu ôtô như thể thách thức người lái, đột ngột cua gấp mà ko hề xi nhan hay có báo hiệu gì, vượt ẩu một cách lấy được,... tôi gặp khá nhiều khi đang đi trên đường. Có lẽ lái xe ở Việt Nam sẽ giúp con người ta có một "thần kinh thép" trước những tình huống "điếc ko sợ súng" diễn ra hàng ngày hàng giờ. Rồi thì tôi cũng "vượt ải" thành công qua những con đường 2 chiều thuộc diện đông nhất Hải Phòng như Đà Nẵng, Điện Biên Phủ, Lạch Tray,... trong sự chỉ dẫn đầy kinh nghiệm của thầy dạy lái. Cảm giác được nhìn phố Cảng bằng con mắt của người ngồi trước vô lăng kể cũng mới mẻ và thích thú . Tôi được học cách xử lý khá nhiều tình huống phức tạp diễn ra trên đường, bổ sung vào bộ nhớ của mình thêm những quy tắc lái xe an toàn cũng như luật giao thông đường bộ.

Bước sang giờ thứ 10, tôi học đến bài có thể nói là quan trọng nhất trong kỳ thi sát hạch, đó là "đề-pa lên dốc". Tình huống đặt ra là xe bạn đang đứng trên một con dốc, bạn phải cho xe vượt qua dốc mà không được để xe chết máy hoặc trôi xuống phía dưới. Nội dung thi này có số điểm là 20 trên tổng điểm điểm 100 của bài thi, nếu để xe bị rơi vào 1 trong 2 lỗi trên bạn sẽ bị đánh trượt ngay (các nội dung khác chỉ bị trừ điểm khi mắc lỗi). Để thực hiện cú "đề-pa lên dốc" người lái cần kết hợp việc nhả côn và sử dụng phanh tay một cách nhịp nhàng. Nếu nhả côn quá nhiều xe sẽ chết máy, nếu đạp côn mà ko kéo phanh tay xe sẽ bị trôi xuống. Và như vậy để xe leo được dốc ta từ từ nhả côn đến khi xe bắt đầu "rung rung" đòi đi (lực đẩy của động cơ đã thắng được trọng lực của xe) thì thả phanh tay để xe tiến lên dốc, giữ chân côn thật chắc để xe lăn chậm, đến vị trí dừng lại ta đạp hết côn và phanh chân, sau đó kéo phanh tay, nhả phanh chân nhưng chân trái vẫn phải đạp hết côn. Chỉ cần nắm đc nguyên lý này là ta có thể hoàn thành bài thi "đề-pa lên dốc" một cách hoàn hảo.

Sau 10 giờ học lái đầu tiên, về cơ bản tôi đã biết lái xe, các giờ tiếp theo sẽ luyện tập để tay lái vững hơn, ra côn vào số thật "ngọt" đồng thời rèn rũa một số kỹ năng phụ khác. Như vậy tôi đã đi được 1/3 quãng đường trong "công cuộc" bổ sung vào "bản lĩnh đàn ông" của mình một kỹ năng không mới nhưng vô cùng cần thiết. Càng học lái xe lại càng muốn có một con "xế hộp" cho riêng mình, ko biết đến bao giờ mới tậu được nhỉ ?

Comments

Popular posts from this blog

[Hack crack] Tổng hợp Google Dork

[Security] Internet blackout scheduled in protest of SOPA