Hướng sửa đổi quy định về Chứng cứ trong TTHS Việt Nam năm 2003

Tố tụng buộc tội (tố cáo) xuất hiện trong thời  kỳ  lịch  sử  cổ  đại  (phản  ánh  đậm  nét  ở luật  tố  tụng  La  Mã)  được  thực  hiện  theo nguyên tắc: “không có nguyên cáo thì không có quan tòa”1. Trong hình thức tố tụng này, chứng cứ không phải là những sự kiện, tình tiết nhằm để chứng minh chân lý mà là niềm tin của quan tòa vào tính đúng đắn hoặc hợp lý của một người nào đó tham gia cuộc tranh luận  tại  công  đường.  Việc  khẳng  định  tính hợp lý (phù hợp) tương ứng với mức độ nhận thức của con người ở giai oạn đó, dựa trên cơ sở tín ngưỡng, thậm chí là mê tín. Vì vậy, lời thề, ý trời được coi là chứng cứ quan trọng để  xét  xử  tội  phạm  hình  sự.  Đương  nhiên, khái  niệm  chứng  cứ  không  được  ghi  nhận trong  luật  mà  chỉ  tồn  tại  trong  niềm  tin  vào thần  linh  và  quan  điểm  tôn  giáo.  Đấy  là  sự kiểm  chứng  duy  nhất  tính  khách  quan  của loại chứng cứ này.

...và tố tụng thẩm vấn


Vào  thế  kỷ  thứ  XIII  ở  Pháp,  thế  kỷ  thứ XVI  ở  Đức  và  một  số  nước  châu  Âu,  hình thức tố tụng thẩm vấn được hình thành, phát triển.  Nó  xuất  hiện  lần  đầu  tiên  trong  pháp luật La Mã và biến mất cùng với sự sụp đổ của đế chế La Mã. Dưới ảnh hưởng của Tòa
án Thiên chúa giáo (thế kỷ thứ XIII ở Pháp), tố  tụng  thẩm  vấn  (inquisitoir  ư  sự  thẩm  tra), xuất hiện trở lại2. Đây là sự khởi nguồn của tố  tụng  viết  ư  các  bên  cung  cấp  chứng  cứ phải  thông  báo  cho  nhau  biết.  Theo  đó, chứng cứ được hiểu là sự đệ trình của một cơ quan tố cáo ư cụ thể là người đại diện cho cơ quan  tố  cáo  xuất  trình  cho  tòa  án  những chứng cứ để chứng minh cho sự tố cáo của mình nhằm  duy trì sự tố cáo. Chứng cứ tồn tại  với  tính  chất  là  phương  tiện  để  chứng minh cho sự tố cáo của cơ quan tố cáo3. Đây là  nền  tảng  cơ  bản  sau  này  liên  quan  đến quy  định  nghĩa  vụ  chứng  minh  thuộc  về  cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.

Đến tố tụng tranh tụng


Tố tụng tranh tụng xuất hiện đầu tiên ở Hy Lạp cổ đại, sau đó, du nhập vào La Mã với   tên   gọi   “thủ   tục   hỏi   đáp   liên   tục” (Procedure  des  questions  perpetuellés).  ậ đây, người đại diện cơ quan công tố có trách nhiệm thu thập chứng cứ và trình bày chứng cứ trước tòa để buộc tội.


Ngay từ thời kỳ đầu hình thành, tố tụng tranh  tụng  coi  trọng  tranh  luận  bằng  lời  nói công khai, trực tiếp tại tòa. Vì vậy, nhiều tài liệu, chứng cứ viết được coi là chứng cứ rất quan trọng trong tố tụng thẩm vấn thì trong tố  tụng  tranh  tụng  lại  không  được  coi  là chứng cứ. Để làm rõ vấn đề liên quan đến tài liệu đó, thông thường người viết tài liệu được mời tham gia tố tụng và trực tiếp trình bày tại tòa. Như vậy, chứng cứ được hiểu là phương thức một bên chứng minh trước tòa là mình đúng. Tức là bên nào thuyết phục được tòa án sẽ là bên thắng kiện chứ không phải bên vốn có sự thật ấy.


Chứng cứ dưới góc độ luật so sánh


ở  mỗi  một  quốc  gia,  trong  luật  tố  tụng hình  sự,  theo  từng  truyền  thống  pháp  luật, khái  niệm  chứng  cứ  luôn  được  đặt  ra  với  ý nghĩa xuyên suốt quá trình chứng minh. Trên thế  giới,  có  những  nước  xây  dựng  một  đạo luật riêng về chứng cứ   (Mỹ, úc); hoặc đưa khái niệm chứng cứ vào Bộ luật tố tụng hình sự  (Nga,  Trung  Quốc);  hay  chỉ  quy  định những quy phạm xác minh chứng cứ (Nhật). Tuy  nhiên,  khái  niệm  chứng  cứ  được  xác định  thống  nhất  là  mọi  sự  thật  chứng  minh tính chân lý của vụ án đều là chứng cứ, trách nhiệm  chứng  minh  thuộc  về  cơ  quan  tiến hành tố tụng hình sự.


Quan điểm của hệ thống luật Anh ư Mỹ


Trong hệ thống luật Anh – Mỹ, với điển hình  của  luật  án  lệ,  các  quy  định  của  pháp luật chủ yếu hình thành thông qua quá trình xét xử tại tòa án và các phán quyết của thẩm phán. Vì vậy, tố tụng tranh tụng được coi là hình thức tố tụng xét xử đặc thù.


Nguyên       tắc     kiểm  tra      chéo   (cross examination),   đối   chất   để   xác   định   tính chính  xác,  tính  có  căn  cứ  của  chứng  cứ được đặc biệt coi trọng. Theo đó, trong quá trình xét xử, tòa án đóng vai trò là trọng tài quan   sát   các   bên   tranh   tụng,   bảo   đảm quyền tranh tụng trước tòa cho cả bên buộc tội (công tố viên) và bên gỡ tội (các luật sư bào chữa). Việc đánh giá chứng cứ để đưa ra phán quyết cuối cùng dựa trên những tiêu chí  hợp  lệ  của  chứng  cứ  do  pháp  luật  quy định.


ở  úc,  chứng  cứ  được  hiểu  là  những  gì được dùng để chứng minh sự tồn tại của một tình tiết thực tế nào đó trong các vụ án hình sự (theo Luật chứng cứ). Các sự kiện, tài liệu được  sử  dụng  làm  chứng  cứ  phải  được  thu thập, kiểm tra, đánh giá theo trình tự, thủ tục và những nguyên tắc nhất định theo quy định của Luật chứng cứ4.


Điều  141  Luật  chứng  cứ  liên  bang  Mỹ


(Federal rules of evidence), có khái niệm về chứng cứ liên quan: “Chứng cứ liên quan là chứng cứ hàm chứa trong nó sự tồn tại của bất cứ một sự kiện nào là nguyên nhân nhân quả dẫn đến việc xác định rõ hơn hoặc ít rõ hơn một hành động đã xảy ra so với trường hợp không có chứng cứ” 5.


Như  vậy,  với  truyền  thống  luật  AnhưMỹ, chứng cứ được hiểu là tất cả những gì được sử dụng trong việc chứng minh sự thật hoặc bác  bỏ  một  vấn  đề  trong  vụ  án  mà  có  ảnh hưởng đến sự có tội hoặc vô tội của bị can, bị cáo. Xem xét về bản chất của khái niệm chứng  cứ  trong  hệ  thống  án  lệ,  chúng  tôi thấy,  khái  niệm  này  thể  hiện  việc  ưu  tiên chứng  cứ  miệng  hơn  chứng  cứ  viết;  lời  khai của  người  làm  chứng  và  của  bị  can,  bị  cáo được  kiểm  tra,  đối  chất  với  sự  có  mặt  của thẩm  phán  và  hội  đồng  xét  xử  (bồi  thẩm đoàn)  nhằm  xác  định  hành  vi  phạm  tội  có xảy ra hay không, ai là người thực hiện hành vi phạm tội đó.


Quan   điểm   về   chứng   cứ   trong   hệ thống tố tụng xét hỏi


Một đặc trưng cơ bản của tố tụng xét hỏi là sự can thiệp của nhà nước vào hoạt động tố tụng rất rõ. Trước khi xét xử, các cơ quan điều tra, truy tố phải điều tra, thu thập chứng cứ  và  sau  đó  hồ  sơ  được  chuyển  sang  cho toà  án  để  nghiên  cứu,  đánh  giá  chứng  cứ chuẩn bị cho việc xét xử.


Trong  Bộ  luật  Tố  tụng  hình  sự  Pháp, khái  niệm  chứng  cứ  không  được  quy  định thành một điều luật cụ thể. Đối với mỗi giai đoạn  tố  tụng  hình  sự  liên  quan  tới  việc  truy tìm  của  cảnh  sát,  việc  điều  tra  hoặc  giai đoạn xét xử, chứng cứ được quy định cụ thể (Xem Hộp 1).


Hộp 1: chứng cứ trong luật tố tụng hình sự Pháp  bao  gồm  5  loại  sau:  1.  sự  thừa  nhận (aveu); 2. việc làm chứng: đây là loại chứng cứ được thu thập bởi cuộc điều tra (enquête) hoặc lấy lời khai; 3. chứng cứ viết: các tài liệu giấy tờ tạo nên một cấu thành tội phạm cụ thể, ví dụ như giấy tờ giả mạo, hoặc một hành vi đe doạ bằng giấy tờ, thư từ; các biên bản do cảnh sát thiết lập thông qua giai đoạn điều tra ban đầu sẽ có giá trị  chứng  minh;  các  thư  từ  cá  nhân  cũng  có  thể được  sử  dụng  làm  chứng  cứ;  các  chứng  cứ  về hợp  đồng;  4.  kết  luận  giám  định:  việc  sử  dụng các  kiến  thức  kỹ  thuật  của  chuyên  gia  để  kết luận về một vấn đề trong quá trình chứng minh (ví dụ: giám định tâm thần, kế toán tài chính, hoá học, vật lý, độc tố...). Giám định phải tuân theo một số nguyên tắc nhất định; 5. suy đoán và các dấu vết.


Việc dẫn chiếu một cách cụ thể các loại chứng  cứ  và  các  phương  thức  để  xác  định chứng cứ có ý nghĩa đề cao quyền của thẩm phán ở thủ tục xét hỏi trong tố tụng hình sự ư một  trong  những  đặc  trưng  cơ  bản  của  thủ tục tố tụng này.


ở  Bộ  luật  Tố  tụng  hình  sự  Liên  bang Nga,  khái  niệm  chứng  cứ  được  quy  định bằng hai quy phạm trong một điều luật (Xem Hộp 2) Hộp 2: Điều 74 Bộ luật tố tụng hình sự liên bang  Nga  quy  định:  1.  Quy  phạm  định  nghĩa: "chứng cứ trong vụ án hình sự là bất kỳ những gì mà  toà  án,  kiểm  sát  viên,  dự  thẩm  viên,  nhân viên điều tra ban đầu căn cứ vào đó theo thủ tục do  Bộ  luật  này  quy  định  để  xác  định  có  hay không có những tình tiết phải chứng minh trong quá trình tố tụng đối với vụ án, cũng như những tình tiết khác có ý nghĩa đối với vụ án". 2. Quy phạm xác định nguồn chứng cứ: “chứng cứ bao gồm:  lời  khai  của  những  người  bị  tình  nghi,  bị can; lời khai của người bị hại, người làm chứng; kết  luận  và  lời  khai  của  người  giám  định;  vật chứng;  biên  bản  các  hoạt  động  điều  tra  và  xét xử; những tài liệu khác"


Liên hệ với  tố tụng hình sự Việt Nam


Trước năm 1945


ở  nước  ta,  với  sự  ra  đời  của  Bộ  Quốc triều khám tụng điều lệ hay còn gọi là Quốc triều từ tụng điều lệ (năm 1777, thời Lê Trung Hưng) ư bộ luật tố tụng đầu tiên của Việt Nam, các  quy  định  về  vấn  đề  chứng  minh  để  giải quyết  vụ  án  lần  đầu  tiên  đã  xuất  hiện.  Sau này có Bộ Hoàng Việt luật lệ năm 1815, Bộ Hồng Đức thiện chính thư, Thiên Nam dư hạ tập, Lịch triều hiến chương loại chí, các sách án lệ Bắc Việt (1932ư1936), án lệ Trung Việt v.v.. Mặc dù các quy phạm hướng dẫn chưa được chú ý, các chế tài cực kỳ nghiêm khắc như dùng xuy, trượng, đồ được áp dụng khá phổ biến nhưng qua đó, hình thức tố tụng đã được  hình  thành.  Có  thể  nói,  thời  kỳ  trước năm 1945 ở nước ta, chứng cứ được thể hiện cơ bản ở lời khai, lời thừa nhận của bị cáo với việc  chứng  minh  trong  các  vụ  án  bằng  các hình  thức  tra  khảo,  nhục  hình...  Nghĩa  vụ chứng minh được trao cho hệ thống quan lại từ cấp làng, xã cho đến triều đình thực hiện.


Tuy  áp  dụng  các  chế  tài  hết  sức  hà  khắc nhưng  các  quy  định  về  tố  tụng  thể  hiện  rõ nghĩa vụ của cơ quan công quyền trong thu thập chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội.  Đây  là  điểm  thể  hiện  sự  kế  thừa  trong quy  phạm  định  nghĩa  về  chứng  cứ  trong  tố tụng hình sự nước ta hiện hành.


Trong tố tụng hình sự hiện nay


Khái niệm


Nhìn  từ  góc  độ  so  sánh,  cách  quy  định về chứng cứ tại Điều 64, Bộ luật Tố tụng hình sự  nước  ta  (BLTTHS)  năm  2003  tương  đối giống  với  quy  định  hiện  hành  về  chứng  cứ trong Bộ luật Tố tụng hình sự Liên bang Nga (Xem Hộp 3).


Việc xác định nguồn chứng cứ như trên dẫn  đến  những  cách  hiểu  khác  nhau:  có quan điểm cho rằng, khái niệm chứng cứ có hai  ý  nghĩa:  một  là  những  sự  kiện  chứng minh; hai đồng thời là phương tiện chứng minh (nguồn thông tin về sự kiện).


Quan  điểm  này  không  phân  biệt  khái niệm  chứng  cứ  với  khái  niệm  phương  tiện chứng minh.


Quan điểm  khác cho rằng, xuất phát từ quy định tại Điều 64, BLTTHS với 2 nội dung cơ  bản:  một  là  khái  niệm  chứng  cứ  với  các thuộc tính của chứng cứ, hai là quy định về nguồn  chứng  cứ.  Xét  về  kỹ  thuật  lập  pháp, Khoản 1 quy định “chứng cứ là..., Khoản 2 lại quy định “chứng cứ được xác định bằng..”, thực  chất  là  cụ  thể  hoá  và  giải  thích  khái niệm.  Tuy  nhiên,  điều  này  dễ  dẫn  đến  sự nhầm  lẫn  giữa  hai  khái  niệm  chứng  cứ  với nguồn chứng cứ hoặc là sự đồng nhất tất cả từ vật chứng; lời khai của người làm chứng, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân


Hộp  3:  Theo  Khoản  1,  Điều  64  BLTTHS, chứng cứ phải bảo đảm đầy đủ những thuộc tính sau: 1. tính khách quan: chứng cứ phải là những gì có thật. Đó là những sự vật, hiện tượng đã xảy ra, đã tồn tại trong thực tế khách quan, phản ánh đúng thực tế khách quan, không phụ thuộc vào ý thức  chủ  quan  của  con  người.  Chứng  cứ  là phương  tiện  để  xác  định  sự  thật  của  vụ  án.  Vì vậy, muốn xác định được sự thật khách quan thì chứng cứ phải đảm bảo tính khách quan;  2. tính liên quan: tính liên quan của chứng cứ được thể hiện trong mối liên hệ giữa chứng cứ với những vấn đề cần chứng minh trong vụ án. Nếu một sự vật,  hiện  tượng  trực  tiếp  hay  gián  tiếp  xác  định tình  tiết  này  hay  tình  tiết  khác  của  đối  tượng chứng  minh  thì  sự  vật,  hiện  tượng  đó  có  liên quan  đến  vụ  án.  Không  phải  mọi  sự  vật,  hiện tượng có thật nào cũng trở thành chứng cứ trong vụ án, chỉ có những gì "mà các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội cũng như các  tình  tiết  khác  cần  thiết  cho  việc  giải  quyết đúng đắn vụ án" mới liên quan đến vụ án và có thể  là  chứng  cứ  trong  vụ  án;  3.  tính  hợp  pháp: tính  hợp  pháp  là  thuộc  tính  về  hình  thức  của chứng  cứ.  Chứng  cứ  phải  được  thu   thập  theo trình  tự  luật  định,  từ  những  phương  tiện  chứng minh theo luật định. Quá trình chứng minh cũng phải được những người có thẩm quyền tiến hành theo  đúng  những  quy  định  của  pháp  luật.  Luật nghiêm cấm những việc làm trái pháp luật có thể ảnh hưởng đến giá trị chứng minh và giá trị pháp lý của chứng cứ như bức cung, mớm cung, dùng nhục hình v.v.. sự, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; kết luận giám  định;  biên  bản  về  hoạt  động  điều  tra, xét  xử và các  tài liệu khác  là chứng  cứ.  Do đó,  chứng  cứ  được  hiểu  là  những  thông  tin, sự  kiện,  hiện  tượng  đã  được  quy  định,  xác định là nguồn chứng cứ.


Theo chúng tôi, các quy định hiện hành đã  thể  hiện  được  vấn  đề  bản  chất  của chứng cứ và là căn cứ pháp lý cho việc điều tra,  truy  tố,  xét  xử  các  vụ  án  hình  sự.  Tuy nhiên,  khái  niệm  trên  vẫn  chịu  ảnh  hưởng khá nhiều bởi tư duy lập pháp của các luật gia  Xô  Viết  ư  tức  là,  đi  từ  dấu  hiệu  cơ  bản đến  xem  xét  và  xác  định  chứng  cứ.  Điều này  đặt  ra  những  khó  khăn  nhất  định  khi nhận thức về vấn đề chứng cứ ư một vấn đề mà  xưa  nay  chúng  ta  vẫn  quan  niệm  là tương  đối  trừu  tượng  và  khó  hiểu.  Nhiều người  chưa  hiểu  đúng  về  khái  niệm  chứng cứ  mà  vẫn  đứng  giữa  ranh  giới  giữa  khái niệm  chứng  cứ,  khái  niệm  nguồn  chứng  cứ hay khái niệm phương tiện chứng minh. Với khái  niệm:  “chứng  cứ  là  những  gì  có  thật”, sự khẳng định này khá chung chung. Xét về mặt  bản  chất,  chứng  cứ  là  những  tình  tiết, sự  kiện  có  thật  “phản  ánh  sự  thật  khách quan”  được  dùng  để  chứng  minh  tính  chân lý  của  vụ  án  chứ  không  phảI là  “sự  thật khách  quan.  Chứng  cứ  tồn  tại  dưới  những dạng  vật  thể  khác  nhau  của  thế  giới  vật chất,  là  những  thứ  mà  người  ta  phải  cầm được,  nắm  được  như  các  giấy  tờ,  tài  liệu, các vật chứng liên quan đến vụ án... Trong những trường hợp đặc biệt, chứng cứ có thể được lưu giữ trong trí nhớ của con người. Do đó, chúng tôi cho rằng, cần chính xác hơn, cụ  thể  hóa  hơn  khi  đưa  ra  một  quy  phạm định  nghĩa  “những  gì  có  thật”  là  chứng  cứ. Hiểu một cách bản chất, "chứng cứ chính là những tình tiết, sự kiện có thật phản ánh sự thật khách quan”.


Chủ  thể  thu  thập,  đánh  giá,  sử  dụng chứng cứ


Vấn đề này trong khoa học tố tụng hình sự có khá nhiều quan điểm khác nhau. Quan điểm thứ nhất cho rằng, khái niệm chứng cứ hiện hành vắng bóng chủ thể thu thập,  đánh  giá  và  sử  dụng  chứng  cứ.  Quy định: “các cơ quan điều tra, viện kiểm sát và tòa án” là chủ thể của việc thu thập, đánh giá và  sử  dụng chứng  cứ  là chưa  đủ,  còn  thiếu chủ thể trực tiếp và chủ yếu trong quá trình chứng  minh  là  điều  tra  viên,  kiểm  sát  viên, thẩm phán...


Quan điểm thứ hai cũng có ý kiến đồng nhất  về  sự  thiếu  vắng  chủ  thể  trong  khái niệm  định  nghĩa  nhưng  tiếp  cận  ở  góc  độ khác  như:  Việc  quy  định  tại  Khoản  1,  Điều 64, Bộ BLTTHS rằng, chứng cứ là "những gì có  thật" chỉ khi  được cơ  quan  điều tra,  viện kiểm sát và tòa án dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội... là chưa đầy đủ, vì trong quá trình tiến hành tố tụng không chỉ có cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng được sử dụng chứng cứ  vào  quá  trình  chứng  minh  mà  tất  cả những người tham gia tố tụng cũng có quyền đưa  ra  chứng  cứ,  sử  dụng  chứng  cứ  nhằm bảo  vệ  quyền  lợi  hợp  pháp  của  mình,  đảm bảo sự thật khách quan. Xét  ở  một  khía  cạnh  đảm  bảo  sự  bình đẳng giữa người tiến hành tố tụng  và người tham gia tố tụng, quan điểm thứ hai dựa trên cơ sở:


ư  Tại  các  điều  luật  khác  trong  BLTTHS có quy định bị can, bị cáo, người bào chữa, người bị hại, nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi nghĩa vụ liên quan... đều  có  quyền  đưa  ra  chứng  cứ  để  bảo  vệ quyền lợi của mình.


ư Lý luận chứng cứ trong tố tụng hình sự nước  ta  cũng  như  nhiều  nước  cũng  không phủ nhận vai trò của những người tham gia tố tụng trong việc cung cấp chứng cứ, luật sư cũng có quyền thu thập chứng cứ.


Tuy nhiên, xuất phát từ tính đặc trưng của tố  tụng  hình  sự  là  trách  nhiệm  chứng  minh thuộc về các cơ quan tiến hành tố tụng nên chúng tôi cho rằng, không cần thiết phải đưa thêm chủ thể là những người tham gia tố tụng vào quy phạm định nghĩa. Việc quy định chủ thể theo khái niệm hiện hành là đủ nhằm làm nổi bật việc sử dụng chứng cứ để chứng minh tính chân lý của vụ án và ra những quyết định đúng pháp luật và có sức thuyết phục thuộc về cơ quan tiến hành tố tụng hình sự.


Hướng  quy  định  này  cũng  tương  đối đồng nhất với quan điểm về lý luận chứng cứ của các quốc gia khác.


Hướng  sửa  đổi  khái  niệm  chứng  cứ trong BLTTHS


Từ những phân tích và lý giải nêu trên, theo  chúng  tôi,  sẽ  khoa  học  và  hợp  lý  hơn nếu tách nội dung Điều 64, BLTTHS sửa đổi thành  2  điều  luật  cụ  thể  quy  định  về  khái niệm  chứng  cứ  và  nguồn  chứng  cứ.  Khái niệm chứng cứ cần cụ thể hóa và chuẩn xác hơn  về  nội  hàm,  nên  chăng,  có  sự  sửa  đổi như sau:


Chứng cứ trong vụ án hình sự là những tình  tiết,  sự  kiện  có  thật  phản  ánh  sự  thật khách quan, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà cơ quan điều tra, viện kiểm sát và toà án dùng làm căn cứ để chứng minh tính chân lý của vụ án./.

Comments

Popular posts from this blog

[Hack crack] Tổng hợp Google Dork

[Security] Internet blackout scheduled in protest of SOPA