[Việt Nam 2012] Việt Nam trước thách thức xây dựng Nhà nước kiến tạo phát triển - Tác giả: T.S. Vũ Minh Khương

(TuanVietNam)- Vượt lên với nỗ lực xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” hay sa lầy trong mô thức “Nhà nước đối phó - xoay sở”? Việt Nam có trở thành một “Nhà nước kiến tạo phát triển” hay không, sẽ chủ yếu phụ thuộc vào sự chín muồi của ba yếu tố then chốt: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên". TS. Vũ Minh Khương.

Đặc điểm của Nhà nước kiến tạo phát triển

Chất lượng thể chế và nguyên tắc thị trường là hai động lực căn bản tương tác chặt chẽ với nhau trong tạo nên sức phát triển lâu bền của một quốc gia. Trong hai động lực căn bản này, chất lượng thể chế có vai trò then chốt quyết định chất lượng hoạt động của các nguyên tắc thị trường; và do đó quyết định tương lai phát triển của một đất nước.


Trong công cuộc phát triển, mỗi quốc gia đang phát triển đều trải qua thời điểm then chốt trong lựa chọn xây dựng thể chế phát triển: vượt lên với nỗ lực xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” hay sa lầy trong mô thức “Nhà nước đối phó - xoay sở”.

Quyết định lựa chọn xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” đòi hỏi nỗ lực quyết liệt nâng cao chất lượng thể chế, coi đó là một trong những yếu tố nền móng căn bản cho toàn bộ công cuộc phát triển.

Bằng lòng với mô thức “nhà nước đối phó - xoay sở” là sự né tránh những đòi hỏi bức bách phải nâng cao chất lượng thể chế, để rồi bận rộn với các giải quyết sự vụ và sự sa lầy vào các dự án lớn đặc trưng bởi tầm nhìn hạn hẹp và sự thao túng và vụ lợi của các nhóm lợi ích và cá nhân. Khi đó, quốc gia này có nguy cơ suy biến thành “nhà nước cai trị hủ bại.”

Các quốc gia đã thành công trong xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển” điển hình ở Đông Á là Nhật Bản, Hàn Quốc, và Singapore. Sự phân định một quốc gia đang đi vào hướng lựa chọn nào của thể chế phát triển, “kiến tạo phát triển” hay “cai trị - hủ bại” có thể được nhận diện thông qua năm đặc điểm liên quan đến nỗ lực xây dựng thể chế phát triển nêu ở bảng dưới đây:
Đặc điểm
Kiến tạo Phát triển
Cai trị - Hủ bại
1. Tuyển dụng cán bộ vào cơ quan nhà nước.
Thực sự minh bạch và cạnh tranh.
Thiếu minh bạch, thậm chí tùy tiện
2. Tiêu chuẩn lựa chọn và đề bạt 
Coi trọng hiền tài
Con ông cháu cha, phe cánh
3. Hoạch định và phối thuộc Chiến lược phát triển
Lập cơ quan hoạch định và phối thuộc chiến lược phát triển với những cán bộ ưu tú và trách nhiệm đặc biệt.
Mơ hồ; không có cơ quan thực sự chịu trách nhiệm
4. Hợp tác giữa nhà nước và tư nhân
Chặt chẽ - gắn bó
Lỏng lẻo - nghi kị. Thiếu chiều sâu và tầm chiến lược.
5. Luật chơi trên thị trường
Rõ ràng và nghiêm minh
Thiếu nhất quán giữa văn bản và thực hiện. Thiên vị các nhóm lợi ích
Các yếu tố quyết định hướng lựa chọn thể chế phát triển và thách thức với Việt Nam

Khác với sự nhầm tưởng thường thấy, sự lựa chọn thể chế phát triển không tùy thuộc chủ yếu vào vai trò cá nhân lãnh đạo mà chịu tác động đặc biệt của các ba yếu tố then chốt, khách quan: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên [1].

Một quốc gia có xu hướng buộc phải lựa chọn con đường xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” nếu hội đủ được ở mức cao cả ba yếu tố nói trên.
"Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cuối cùng để lựa chọn xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển” bởi những đặc trưng của một thể chế “đối phó - xoay sở” thậm chí đã vào giai đoạn “cai trị - hủ bại” đang hình thành và ngày càng có sức cố kết khó phá vỡ."

Với yếu tố thứ nhất, người dân có đòi hỏi gay gắt phải có tăng trưởng và phát triển. Điều kiện này này tổng hòa từ bức bách về cuộc sống, khát vọng vươn lên của dân tộc, và những trải nghiệm từ thất bại cay đắng trong quá khứ.

Với yếu tố thứ hai, quốc gia này đứng trước sự đe doạ nghiêm trọng về an ninh mà nếu không mạnh vượt lên sẽ bị rơi vào vòng lệ thuộc và phải trả giá rất đắt cho vị thế thấp yếu của mình.

Với yếu tố thứ ba, đất nước này không được ưu đãi về tài nguyên thiên nhiên, và do vậy quốc gia này chỉ có một con đường duy nhất là khơi dậy, khai thác, và không ngừng phát huy nguồn lực căn bản của mình là con người.

Do vậy, nếu một quốc gia chưa hội đủ ba yếu tố này ở mức cao, trong khi vắng bóng những cá nhân lãnh đạo xuất chúng, họ rất khó vượt lên chính mình để xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”.

Việt Nam đang đứng trước những cơ hội cuối cùng để lựa chọn xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển” bởi những đặc trưng của một thể chế “đối phó - xoay sở” thậm chí đã vào giai đoạn “cai trị - hủ bại” đang hình thành và ngày càng có sức cố kết khó phá vỡ.
Bài toán phát triển Tây Nguyên sẽ coi Tây Nguyên là trọng điểm trong tổng thể khu sinh thái, văn hóa miền Trung. Ảnh trên: Một góc khu vực mỏ bôxit đang được khai thác tại BảoLộc (Lâm Đồng) - Theo Tuổi Trẻ.
Việc Việt Nam có trở thành một “Nhà nước Kiến tạo Phát triển” hay không, như phân tích ở trên, sẽ chủ yếu phụ thuộc vào sự chín muồi của ba yếu tố then chốt đã nêu: Đòi hỏi của người dân; Hiểm họa an ninh quốc gia; và Khan hiếm tài nguyên thiên nhiên.
Với Việt Nam, yếu tố thứ nhất, dường như đang và sẽ hội đủ bởi bức bách phát triển và khát vọng vươn lên của người dân Việt Nam rất tiềm tàng. Yếu tố thứ hai cũng sẽ đủ mạnh vì Đông Á đang và sẽ trở thành một khu vực đặc biệt sống động với nhiều tranh chấp khó tránh khỏi trong thời gian tới.

Thế nhưng, với yếu tố thứ ba - tài nguyên thiên nhiên- sự hội đủ còn rất mong manh vì chúng ta là nước có nhiều tiềm năng về tài nguyên và tư duy của chúng ta vẫn còn muốn công cuộc phát triển của chúng ta dựa chủ yếu vào nguồn lực tự nhiên, hơn là tâm lực và tài lực của con người.

Việt Nam sắp cạn kiệt than và dầu mỏ nhưng lại có mỏ bauxite khổng lồ hứa hẹn một nguồn thu lợi rất lớn. Dự án này nếu được thực hiện sẽ là cú hích chiến lược để Việt Nam yên lòng với thể chế “Đối phó-Xoay sở” và mất hẳn đi một cơ hội vô giá tạo nên sức mạnh trỗi dậy của dân tộc.
Hãy hình dung rằng, với chiến lược kiến tạo phát triển cho Tây Nguyên và miền Trung thành một vùng kinh tế sinh thái - nhân bản, số khách du lịch của Việt Nam sẽ tăng từ mức 4 triệu hiện nay lên mức 22 triệu như của Malaysia, số doanh thu về du lịch (ước tính là 500 USD/người) sẽ tăng thêm xấp xỉ 10 tỷ USD với mức thâm dụng về lao động và văn hóa rất cao.

Xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển”: Hai nội dung cấp bách

Nếu có đủ dũng khí và ý chí chiến lược, chắc chắn Việt Nam sẽ nỗ lực xây dựng một “nhà nước kiến tạo phát triển”. Khi đó có hai nội dung cấp bách cần được đặc biệt quan tâm.


Nội dung thứ nhất thuộc về “thiết kế” (design) thể chế như đã nêu ở bảng trên về năm đặc trưng của một “nhà nước kiến tạo phát triển”. Trong đó, một đặc trưng cần được triển khai ngay là thành lập một cơ quan hoạch định và phối thuộc chiến lược phát triển giống như Cục Phát triển Kinh tế (Economic Develoment Board, EDB) của Singapore.

Hiện nay, Việt Nam chưa có cơ quan với chức năng chiến lược tổng hợp này. Nhiều chuyên gia ví con tàu Việt Nam đi ra biển lớn mà không dùng la bàn.

Giáo sư Michael Porter, trong chuyến thăm Việt Nam tháng 12 năm 2008 cũng có khuyến nghị mạnh mẽ về việc lập một cơ quan như vậy trực thuộc Văn phòng Chính Phủ.

Nội dung thứ hai thuộc về “xử lý” (process) hay là nỗ lực đưa ra các quyết sách có hiệu lực cao và được lòng dân.
... hay là tìm tài nguyên và dựa vào công ty nước ngoài để khai thác?
Trong đánh giá quyết sách của chính phủ, cảm nhận của người dân có thể chia làm năm mức, mức 5 là đặc biệt phấn chấn, thậm chí kinh ngạc; mức 4 là thấy phấn khích, tin tưởng; mức 3 là thấy bình thường; mức 2 là thấy ức chế, không hài lòng; và mức 1 là thấy sốc và tổn thương sự trân trọng. Một thể chế sẽ bị người dân ngày càng suy giảm lòng tin, thậm chí chán ghét nếu nó đưa ra quá nhiều quyết sách gây nên độ cảm nhận mức 2 hay mức 1.

Để xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”, các quyết sách cần được nghiên cứu cặn kẽ và sâu sắc để phần nhiều được người dân cảm nhận ở độ 4, và một số ở độ 5. Trái lại, nếu thiếu ý thức xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển”, các quyết sách đưa ra sẽ phần nhiều tạo nên mức cảm nhận 1 hoặc 2.

Với mục đích minh họa, bảng 2 dưới đây đưa ra một số ví dụ cụ thể.

Bảng 2: Sự khác biệt về quyết sách thông qua ý chí xây dựng “nhà nước kiến tạo phát triển”

Mục tiêuÝ chí xây dựng “Nhà nước kiến tạo phát triển”
Không
Đưa thông tin đến người dân kịp thờiTrang bị loa phường hiện đại hơn với âm thanh cực mạnh.


Dự kiến mức cảm nhận: 2
Bỏ loa phường; bàn với dân các phương cách cụ thể và hữu hiệu nhất cho từng vùng.

Dự kiến mức cảm nhận: 4
Qui hoạch lại thủ đô hoặc TP. Hồ Chí MinhSát nhập Hà Nội với một vài tỉnh lân cận để có thêm đất.





Dự kiến mức cảm nhận: 2
Lập ủy ban qui hoạch vùng (liên tỉnh) với đại diện của các chuyên gia hàng đầu trong nước và quốc tế, trong khi địa giới hành chính hiện tại không bị đảo lộn.
Dự kiến mức cảm nhận: 4
Phát triển Tây NguyênRáo riết tìm các mỏ khoáng sản và dựa vào các công ty nước ngoài để khai thác.



Dự kiến mức cảm nhận: 1
Coi Tây Nguyên là trọng điểm trong tổng thể khu kinh tế sinh thái - văn hóa miền Trung và dành cho những cơ chế và đầu tư đặc biệt.
Dự kiến mức cảm nhận: 5
  •   TS. Vũ Minh Khương

Comments

Popular posts from this blog

[Hack crack] Tổng hợp Google Dork

[Security] Internet blackout scheduled in protest of SOPA