[Phân tích] Điều 224 225 226 226a 226b Bộ Luật Hình sự 2009
Trước đây, chỉ có 3 điều về TPMT: 224,225,226, theo Luật số: 37/2009/QH12 Hà Nội, ngày 19 tháng 06 năm 2009 thì sửa đổi, bổ sung thêm 02 Điều: 226a, 226b. .Như vậy, đến này có tất cả 5 Điều trong BLHS quy định về Tội phạm máy tính. Có thể thấy, dân IT "đen" vướng nhiều nhất với 226B. Qua tìm kiếm, phân tích có thể đưa ra một số điểm đáng lưu ý. Đặc biệt, đối với các bác đã "Tự thấy mình liên quan" hoặc "được gửi giấy mời" đến cơ quan CA làm việc :D>
Sau, đây sẽ phân tích cụ thể đối với từng điều theo quy định của Bộ Luật Hình sự
http://toiphammaytinh.blogspot.com/2011/04/binh-luan-dieu-224-225-226-226a-226b.html
1. Thời điểm áp dụng Điều 226B (và các điều có liên quan khác)
Theo Nghị quyết số 33/2009/NQ-QH12 tại điểm c khoản 1 có quy định c) Các khoản 5, 6, 7, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 27, 28, 29, 30, 31, 34 Điều 1 sửa đổi, bổ sung các điều 119, 120, 160, 164a, 164b, 170a, 171, 174, 181a, 181b, 181c, 182, 182a, 182b, 185, 190, 191, 191a, 202, 224, 225, 226, 226a, 226b, 230a, 230b, 251 của Bộ luật hình sự và các quy định khác không có lợi cho người phạm tội thì không áp dụng đối với những hành vi phạm tội xảy ra trước 0 giờ 00 ngày 01 tháng 01 năm 2010 mà sau thời điểm đó mới bị phát hiện, đang bị điều tra, truy tố, xét xử hoặc đối với người đang được xét giảm thời hạn chấp hành hình phạt, xoá án tích; trong trường hợp này, vẫn áp dụng các điều khoản tương ứng của Bộ luật hình sự chưa được sửa đổi, bổ sung để giải quyết;Điều khoản này đã quy định cụ thể rồi. Nếu bạn thực hiện hành vi sau 0h00 ngày 1/1/2010 thì ko bị xử theo những quy định của Luật số 37/2009/QH12 sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật hình sự.
2. Như vậy, nếu tôi thực hiện hành vi này trước 0h00 ngày 1/1/2010 mà đến bây giờ là năm 2011 mới bị phát hiện thì sao?
Trên yếu tố nhân đạo và hồi tố của BLHS thì bạn sẽ bị xử theo các điều 224,225,226 (Luật cũ). Nhưng thực tế thì việc áp dụng để xử theo Luật này rất khó.... Trừ mấy tội như Phát tán virus, DOS.... còn lại quy vào các điều liên quan đến Tài sản, quyền sở hữu tài sản: (Trộm cắp, lừa đảo,vvv.). Coi việc sử dụng CNC (máy tính) là Công cụ phương tiện phạm tội.Trộm cắp: Lén lút với Chủ sở hữu tài sản
Lừa đảo: Có được lòng tin chủ tài sản, lợi dụng lòng tin để chiếm đoạt tài sảnSau, đây sẽ phân tích cụ thể đối với từng điều theo quy định của Bộ Luật Hình sự
http://toiphammaytinh.blogspot.com/2011/04/binh-luan-dieu-224-225-226-226a-226b.html
Ngoài lề, bạn có thể đọc thêm một số bài sau để hiểu hơn
1. Tội phạm máy tính là gì?
2. Đặc điểm pháp lý TPMT
3. Thủ đoạn Tội phạm CNC gồm 2 bài: Bài1 + Bài 2
4. Tài sản ảo
5. Google search with keyword "điều 226b Bộ luật hình sự"